Bên cạnh những món đồ chơi vận động, đồ chơi thông minh hàng ngày của các bé như: đồ chơi lắp ráp, xếp hình, các loại xe đồ chơi cho bé, cầu trượt, bể bơi cho bé bơm hơi… thì bố mẹ có thể chọn cho bé đồ chơi nhà bếp.
Các món đồ chơi nấu ăn thường hấp dẫn các bé gái sử dụng một cách hứng thú. Các sản phẩm đồ chơi nấu ăn, đồ chơi nhà bếp đa dạng, phong phú về chất liệu, mẫu mã… sẽ giúp bé có cơ hội học hỏi được nhiều điều, rèn luyện các kỹ năng tốt cần thiết trong đời sống.
5 bí quyết vàng khi chọn mua đồ chơi nấu ăn cho bé
Dưới đây là 5 lưu ý khi chọn mua đồ chơi nấu ăn cho bé mà mọi người nên biết.
1/ Đảm bảo an toàn khi mua đồ chơi cho bé
Tính an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chọn đồ chơi cho trẻ bởi rất nhiều trẻ em bị đồ chơi làm chảy máu, trầy xước da hay bị đồ chơi bắn vào mắt, nuốt nhầm vào miệng,… Thêm vào đó ngày càng có nhiều đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc có tính nguy hại và bạo lực, không đạt tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.
Đồ chơi nấu ăn cho bé
Khi lực đồ chơi cho bé, bố mẹ cần lưu ý về nơi xuất xứ, thương hiệu của sản phẩm, tính an toàn cũng như tham khảo các thông tin trên các phương tiện truyền thống để biết loại đồ chơi nào đang bị cấm, đang bị thu hồi để tránh khỏi mua nhầm, “tiền mất tật mang”.
Không mua những loại đồ chơi có cấu tạo từ những mảnh nhỏ khác nhau hay có góc cạnh sắc bén. Đồ chơi phải đảm bảo tính chắc chắn, không dễ vỡ có thể làm tổn thương cơ thể trẻ. Hạn chế cho trẻ chơi các loại đồ chơi có thể gây nguy hiểm
2/ Chọn mua đồ chơi cho bé có tính giáo dục cao
Mở rộng kiến thức cho trẻ hay kích thích trẻ suy nghĩ, lý luận, đặt ra câu hỏi, tìm ra câu trả lời như đồ chơi xếp hình, ghép chữ,…
Xây dựng và cho trẻ thực hành một số kỹ năng như sự khéo tay, tính chăm chỉ,…
Giáo dục cho trẻ sự hiểu biết về cuộc sống, về môi trường, về an toàn giao thông, về chăm sóc sức khỏe như cột đèn giao thông 3 màu, vườn cây nhân tạo cho bé chăm sóc, tai nghe để bé làm bác sĩ,….
3/ Chọn mua đồ chơi cho bé phù hợp với lứa tuổi
Vì đồ chơi sẽ kích thích được trí tưởng tượng và óc sáng tạo theo độ tuổi. Một bé 5 tuổi mà chơi đồ chơi của bé 7-8 tuổi sẽ dễ nổi nóng, bỏ cuộc, khó chịu vì độ khó của trò chơi và ngược lại những bé 7-8 tuổi sẽ không hứng thú với đồ chơi của những bé nhỏ tuổi hơn đâu nhé.
Chọn mua đồ chơi nấu ăn cho bé
4/ Chọn mua đồ chơi cho bé phải hợp túi tiền
Vì trẻ em rất dễ “cả thèm chóng chán” và không hẳn những món đồ chơi đắt tiền đã thu hút chúng hơn những đồ chơi rẻ tiền. Không nên chiều theo sở thích của trẻ vì có khi chúng nằng nặc đòi một món đồ chơi đắt tiền rồi lại bỏ xó, rất lãng phí. Những món đồ chơi hợp túi tiền bố mẹ, tạo hứng thú cho trẻ luôn là sự lựa chọn hợp lý.
5/ Lựa chọn chất liệu
Khi mua đồ chơi nấu ăn cho con, bố mẹ cần lưu ý đến chất liệu của đồ chơi. Vì hiện nay, đồ chơi Trung Quốc tràn sang Việt Nam của chúng ra rất nhiều và nhựa mà họ sử dụng rất độc hại với trẻ. Và đồ chơi nấu ăn Nhật Bản là một gợi ý cho các bố mẹ.
Đồ chơi của Nhật đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã, chất lượng thì vô cùng đảm bảo nhưng giá thành thì có hơi cao hơn so với thị trường một chút. Nhưng chắc các vị phụ huynh cũng biết “tiền nào của nấy”, mua món đồ chơi đắt tiền một chút mà con chơi mình cảm thấy an tâm thì cũng được đúng không ạ. Thêm vào đó, những món đồ chơi này còn rất bền, chơi xong ta cất gọn gàng và giữ gìn cẩn thận thì còn chơi được rất lâu.
Lưu ý:
- Nên chọn những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé.
- Không nên mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi khiến chúng mau chán, ỷ lại và lãng phí. Nên khuyến khích trẻ làm điều tốt bằng cách thống nhất mỗi khi bé làm được điều gì tốt thì bố mẹ sẽ thưởng một món đồ mới.
- Màu sắc đồ dùng căn bản thích hợp với bé là đỏ, xanh lơ, vàng, xanh lá cây. Đây là những màu sắc dễ lôi cuốn trẻ.
- Âm thanh phát ra từ các món đồ chơi cũng khiến bé cảm thấy thích thú, tuy nhiên không nên để âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
- Với các bé dưới 6 tuổi, nên cho chọn đồ chơi lớn hơn miệng trẻ, không quá to hoặc nặng, không có dây và nam châm, làm từ chất liệu nhựa và sơn an toàn, không có cạnh sắc, khó tháo rời các chi tiết nhỏ.
>> Xem thêm: Đồ chơi trẻ em
Chia sẻ kinh nghiệm chọn đồ chơi an toàn cho trẻ
Chào các bạn. Mình mới sinh con lần đầu, hiên tại bé được 6 tháng tuổi rồi. Minh nghe nói giai đoạn này có thể cho em chơi đồ chơi để bé phát triển trí não. Tuy nhiên, vì mình mới làm mẹ lần đầu nên không có kinh nghiệm mua đồ chơi cho trẻ em. Mình đang phân vân không biết nên chọn đồ chơi thế nào cho phù hợp với từng độ tuổi và an toàn cho bé. Bạn nào có kinh nghiệm cho mình xin ý kiến. Mình xin cám ơn. ( Nguyễn Ngọc Niệm Thư )
Đồ chơi cho bé
Ý kiến bạn đọc
Bạn Thu Thủy chia sẻ: Ở giai đoạn từ 0-1 tuổi thì đây là lứa tuổi của sự vận động với thỏa mãn và thích thú khi bé được tiếp xúc với mọi người xung quanh. Phần lớn những trò bé chơi trong giai đoạn này đều liên quan đến sự chuyển động: kéo, đẩy, ném, nắm, đánh hay gõ lên một vật gì đó. Những món đồ chơi có kết cấu, ví như sách hoặc những khối xếp hình rất thích hợp với bé vì chúng kích thích các giác quan và cũng dễ chùi rửa. Bạn có thể chọn những món đồ chơi cho bé:
Thẻ màu phản quang với những màu sắc đối lập nhau, điển hình nhất là đen - đỏ - trắng. Bé chỉ có thể nhận diện đủ các màu sau từ 6 đến 7 tháng.
Trống lục lạc nhằm khuyến khích cử động tay chân. Chẳng hạn như một chiếc lục lạc treo vào chân sẽ giúp làm chắc cơ bụng đồng thời kích thích bé phối hợp cả tay khi chơi với chân của mình.
Những tấm đệm lót nhiều màu sắc sẽ giúp bé có nhiều thời gian luyện tập khả năng thăng bằng cơ thể mình bằng cách thử lăn, bò trườn trên đó.
Những quyển sách lớn nhiều hình ảnh, màu sắc....Ngoài ra, khi mua đồ chơi cho trẻ bạn cần kiểm tra thật kĩ xuất xứ của món đồ chơi để tránh mua phải hàng Trung Quốc độc hại.
Bạn Quý Dung chia sẻ: Để cho bé phát triển tốt và an toàn khi chơi đồ chơi thì khi các mẹ mua đồ chơi cho trẻ nên lưu ý những điều sau:
Thứ nhất: Bạn không nên cho bé tiếp xúc với những món đồ chơi điện tử quá sớm hay quá nhiều vì nó không tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Thứ 2: Khi chọn mua đồ chơi, bạn nên cố gắng kiểm tra kỹ xem món đồ có những bộ phận nhỏ dễ rơi ra trong lúc bé chơi hay không, nếu bạn phát hiện ra những chi tiết ấy, bạn nên tìm đến món đồ chơi khác, để phòng tránh tình huống bé nhỏ nhà bạn thường cho tất cả các thứ nhỏ nhỏ vào miệng nếm thử và bé dễ có nguy cơ bị hóc dị vật khi chơi với các đồ chơi ấy.
Thứ 3: Bạn nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ của món hàng, hoặc hỏi nhân viên bán hàng xem món đồ chơi bạn lựa chọn có đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho đồ chơi trẻ em hay không.
Thứ 3: Bạn nên nhớ để ý đến trọng lượng của đồ chơi khi mua cho bé, đặc biệt là các bé nhỏ. Nếu nó khá nặng khi bạn cầm trên tay thì rõ ràng đối với bé, nó sẽ nặng hơn nhiều lần. Nhớ cẩn thận với các món đồ chơi này, bởi vì rõ ràng rất dễ xảy ra tai nạn cho bé khi chơi.
Thứ 4: Bạn không nên chọn những món đồ chơi có góc cạnh sắt, nhọn vì những đồ chơi như thế rất dễ tai nạn cho bé. Khi cầm đồ chơi trên tay, bạn nhớ dùng các ngón tay miết dọc vào thành của món đồ, xem nó có an toàn cho bé chơi hay không.
Bạn Lăng Tần chia sẻ: Dưới đây là một số bí quyết chọn đồ chơi cho bé bạn tham khảo nhé.
Thứ nhất: Nên đặt ra tiêu chí khi mua đồ chơi cho bé: Khi mua đồ chơi trẻ em, các mẹ tuân thủ 3 tiêu chí quan trọng:
- Đồ chơi có thể tạo ra sự gắn kết và tương tác: bé có thể chơi cùng người khác, cha mẹ có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ thông qua đồ chơi ấy.
- Đồ chơi giúp trẻ tập trung: nó khiến trẻ chăm chú khi chơi, hoặc biến hóa khi trẻ chơi hoặc tác động vào.
- Nếu có thể thì đồ chơi handmade là một lựa chọn tốt vì nó có ý nghĩa đặc biết đối với trẻ như: cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lưu lại những kỉ niệm ấu thơ cho trẻ…
Thứ hai: Nên quan tâm tới số lượng đồ chơi
Có cần thiết phải chất đầy ngập căn phòng của trẻ với các món đồ chơi nhồi bông, đồ chơi phát triển trí tuệ, các thẻ flash card, đất nặn, bút chì tô màu, các loại đàn từ organ tới piano…? Thực ra, ngoài việc kích thích ham muốn khám phá và nuôi dưỡng trí tuệ thì mặt trái của việc có quá nhiều đồ chơi là trẻ nhanh chán và không chịu tập trung lâu vào một trò nào cả. Ngay cả bố mẹ cũng trở nên bối rối vì không biết phải sắp xếp như thế nào và làm sao để trẻ chơi thật hiệu quả.
Kỳ thực, chỉ cần 1-2 món yêu thích giúp bé tập trung cao độ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với số lượng hàng chục món khác nhau. Nếu bố mẹ vẫn muốn mua nhiều đồ chơi nhưng phát huy hiệu quả thì cách tốt nhất là mỗi ngày chỉ lấy ra một số lượng nhất định, làm sao để chỉ mất khoảng 2 phút là có thể dọn dẹp hết toàn bộ. Tiếp đến là lên lịch chơi trong tuần để sử dụng tất cả các đồ chơi.
Thứ 3: Quan tâm tới cách sử dụng linh động của món đồ chơi đó
Mục đích quan trọng nhất của đồ chơi chính là dùng nó như một công cụ để cha mẹ và con cái trò chuyện hay tương tác với nhau. Đôi khi, một trò chơi diễn ra trong yên lặng để trẻ có thể tập trung. Một đồ chơi có thể được dùng để chơi nhiều trò khác nhau.
Bạn Hoài Thương chia sẻ: Mình xin chia sẻ cho bạn một vài món đồ chơi phù hợp với độ tuổi con bạn hiên tại, bạn tham khảo nhé.
Đồ chơi kích thích thị giác: Các hình khối nhiều màu sắc tương phản, cục xúc xắc nhồi bông 6 mặt màu, các bức tranh vẽ hình thú, trái cây, quyển sách ảnh… là những món lý tưởng để chơi trò tên gọi và phân biệt màu sắc cùng bé.
Đồ chơi kích thích sáng tạo: Bạn nên cho bé cho những món đồ có thể lắp ghép thành nhiều hình dạng kiểu dáng khác nhau hoặc một món đồ có nhiều cách chơi. Bạn cũng có thể cho bé nguyên liệu như: Tô nhựa, chén nhựa, chai nhựa, thú nhựa xinh xinh… để bé tự do sáng tạo theo câu chuyện của mình.
Đồ chơi luyện phản xạ và thể lực: Bóng và những món có bánh xe đẩy là lựa chọn thông minh cho các bà mẹ. Bé sẽ thích thú khi đuổi theo hoặc bắt lấy quả bóng nhựa mẹ chuyền cho bé. Trò chơi này tuy đơn giản nhưng có thể kích thích phản xạ tự nhiên hay rèn luyện thể lực cho bé.
Đồ chơi phát triển thính giác: Hộp nhạc, chiếc đàn, mô hình điện thoại di động, thú nhựa phát ra âm thanh… là những món sẽ khiến bé chú ý và thích thú. Cho bé nghe nhiều loại âm thanh khác nhau, bé sẽ có những phản ứng tích cực như chọn lọc được âm thanh êm tai hay khó chịu, thích nghe và không thích nghe loại tiếng động nào.
Hướng dẫn giúp mẹ tránh mua phải đồ chơi Trung Quốc
Chỉ với một cụm từ “đồ chơi Trung Quốc” trên công cụ tìm kiếm Google, các mẹ sẽ tìm được vô số các bài viết phản ánh việc đồ chơi Trung Quốc ảnh hưởng sức khỏe đến bé như ung thư, phát nổ, gây vô sinh, nhiễm chì, nhiễm độc… Để ngăn chặn những rủi ro này thì bố mẹ chính là người đem lại sự an toàn cho con thông qua kiến thực lựa chọn sản phẩm của mình.
1/ Tham khảo cách phân biệt hàng giả, hàng nhái
Các loại đồ chơi Trung Quốc, đặc biệt là các hàng đồ chơi giả, nhái thương hiệu lớn đều tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm, nhất là những lớp sơn chứa chì, foocmalin gây ung thư có trong các loại vải may, các loại nhựa dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi bé ngậm, cắn hay thậm chí chỉ là tiếp xúc ngoài da.
Chọn mua đồ chơi cho bé
Vì vậy, phương pháp duy nhất để mẹ phân biệt đồ chơi chính hãng là các loại tem chính hãng, tem hợp quy CR từ nhà phân phối độc quyền, sẽ giúp các mẹ yên tâm khi chọn mua đồ chơi cho bé. Theo như các chuyên gia, đồ chơi Trung Quốc giả, nhái ngày càng được sản xuất rất tinh vi, và người tiêu dùng khó có thể nhận biết được đâu là sản phẩm có chứa thành phần độc hại bằng mắt thường mà cần có sự kiểm nghiệm từ các cơ quan chức năng.
2/ Lựa chọn những điểm bán hàng uy tín
Không chỉ sự tinh vi trong cách làm nhái sản phẩm đồ chơi có thương hiệu khiến các mẹ khó khăn trong việc tìm ra đồ chơi chất lượng cho con, mà thêm vào là những loại hàng hóa được rao bán là hàng xách tay, hàng giảm giá, khuyến mãi đặc biệt, lại càng khiến các mẹ bối rối hơn trước những sự lựa chọn đầy hấp dẫn về giá cả. Tuy nhiên, quyết định chọn mua các sản phẩm không chính hãng này không những không xứng đáng với số tiền các mẹ bỏ ra mà còn là đặt cược với sự an toàn của bé yêu.
Thay vì hoang phí vào những sự lựa chọn “được ăn cả, ngã về không” này thì các mẹ có thể đặt trọn niềm tin và dành cho bé sự an toàn tuyệt đối với các sản phẩm được bán tại các địa điểm uy tín, được giới thiệu chính thức trên website của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.
3/ Chọn những món đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi
Trước hết, những món đồ chơi Trung Quốc thường không có những lời khuyên về độ tuổi cũng như công dụng cụ thể, trong khi đó cảnh báo độ tuổi được xem là yếu tố mà các chuyên gia đặt lên hàng đầu khi hướng dẫn các mẹ chọn mua đồ chơi cho con.
Vì nhận thức của mỗi trẻ trong từng giai đoạn là khác nhau, bởi thế sẽ rất nguy hiểm khi cho trẻ 1 tuổi chơi những loại đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ dễ tháo rời, việc này không những không giúp bé học hỏi điều gì mà còn đẩy bé vào tình huống nguy hiểm như hóc đồ chơi gây tắt thở, khiến bé bị tổn thương và nặng hơn là tử vong.
Vì những tác hại này mà các mẹ hãy chú ý đến cảnh báo về độ tuổi phù hợp, cũng như những ghi chú được ghi trên sản phẩm như thương hiệu đồ chơi, vì mỗi kĩ năng mà bé tiếp thu đều được thể hiện một cách chi tiết trên từng sản phẩm để mẹ nắm rõ và hiểu được giá trị của đồ chơi sẽ giúp con phát triển các kỹ năng gì trong giai đoạn hiện tại của bé.
Tham khảo thông tin mua bán đồ chơi trẻ em ở đâu?